Sài Gòn nửa thế kỷ – Bộ sưu tập ảnh màu năm 1972 (kỳ 1)

👉 Chú ý: Quý vị lướt xuống dưới bài thấy ô “See Full Article” màu xanh, thì bấm vào nút ấy để xem đầy đủ nội dung bài viết nhé. Xin cảm ơn !

Mời các bạn xem lại phần đầu tiên của bộ ảnh đường phố Sài Gòn vào năm 1972, với các địa điểm quen thuộc, những đường phố thân quen mà người Sài Gòn nào cũng nhận ra, cùng với đó là hình ảnh những thị dân Sài Gòn xưa với lối thời trang hiện đại, năng động. Tác giả của những bộ  ảnh này là những quân nhân Mỹ là Dick Leonhardt, Bruno Barbey, John A. Hansen, Kemper14…

Hình ảnh của Gene Whitmer chụp tượng đài ở ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương ở Chợ Lớn, ngày nay là ngã tư Hồng Bàng – Châu Văn Liêm. Đường bên phải là đi về hướng vòng xoay Minh Phụng.

Một góc phố Sài Gòn năm 1972 với hàng me cao mát. Những hàng me ở đường Tự Do, Nguyễn Bỉnh Khiêm… hay các góc đường quận Ba đã trở thành một trong những hình ảnh thân thuộc nhất của Sài Gòn và vẫn còn lại cho đến nay.

Hình ảnh Continental Palace trên đường Tự Do năm 1972. Khách sạn hạng sang này được xây từ cuối thế kỷ 19, lúc này mang thêm tên tiếng Việt là Đại Lục Lữ Quán.

Bãi xe (với đa số là xe máy Honda) phía trước thương xá Eden, bên cạnh công trường Lam Sơn, đằng xa là trụ sở Hạ Nghị Viện (Opera House). Công trường Lam Sơn nằm ở một vị trí đặc biệt, ngay trung tâm của đô thành, xung quanh là 3 con đường phồn hoa nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn là Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Tự Do.

Caravelle Hotel nằm ở đường Tự Do, bên cạnh Hạ Nghị Viện (Opera House). Khách sạn nổi tiếng này được xây năm 1957 và khai trương vào Noel năm 1959. Tầng trệt cao ốc có văn phòng thương mại của hãng Air France. Khách sạn này được xây dựng với cổ phẩn của hãng Catinat Foncier, hãng hàng không Air France và cả Giáo hội Công giáo Việt Nam. Thời điểm xây dựng khách sạn này, hãng Air France vừa mới mua được một đoàn máy bay phản lực mang tên Caravelle của xưởng sản xuất Sud Aviation nên đã đề nghị dùng tên “Caravelle” để đặt tên cho khách sạn.

Hình ảnh của William Capps, đứng từ góc đường Mạc Đỉnh Chi – Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn) chụp qua phía tòa nhà sứ quán Hoa Kỳ.

Tòa đại sứ quán này được xây dựng năm 1965 và khánh thành 2 năm sau đó với chi phí 2,6 triệu USD, là một trong những tòa Đại sứ quán lớn nhất, được bảo vệ cẩn mật nhất thế giới thời điểm đó.

Ảnh: William Capps

Tòa nhà đại sứ quán này là một khối vuông vức có 6 tầng được bao bọc bởi 7.800 viên đá Taredo, có 140 phòng với 200 nhân viên phục vụ và 60 lính gác thường trực. Tuy nhiên tòa nhà này chỉ hoạt động trong 8 năm (1967-1975).

Thời gian sau năm 1975, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã sử dụng tòa nhà này làm cơ sở cho tới thập niên 1980. Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, toàn bộ khu vực này được trao trả lại cho phía Mỹ. Sau đó chính phủ Mỹ quyết định đập bỏ tòa nhà này để xây tòa lãnh sự quán mới như hiện nay, với quy mô nhỏ hơn.

Hình ảnh nhộn nhịp, đông đúc trước chợ Bến Thành năm 1972. Tòa nhà ngói màu đỏ nằm ở đầu đường Phan Chu Trinh, bên cạnh chợ Bến Thành. Đây là một phần của dãy nhà thương mại được xây cùng lúc với chợ Bến Thành năm 1912-1914, đến nay khu nhà vẫn còn sau hơn 100 năm.

Nữ sinh tụ họp ở Hồ Con Rùa năm 1972. Cũng từ năm này, con đường vòng quanh Hồ Con Rùa đượᴄ gọi là Công trường Quốᴄ Tế (trước đó mang tên Công Trường Chiến Sĩ), tên này được giữ ᴄhᴏ đến ngày nay.

Xung quanh Hồ Cᴏn Rùa là nhiều trường đại họᴄ Luật Khᴏa, Y Khᴏa, Kiến Trúᴄ, νà ᴄᴏn đường đi ngang hồ tên là Duy Tân ᴄó ᴄây dài bóng mát như trᴏng nhạᴄ ᴄủa Phạm Duy. Với những tán lá 2 bên đường đan νàᴏ nhau thơ mộng, đường Duy Tân là nơi hẹn hò lý tưởng ᴄhᴏ những ᴄặp đôi đang ở lứa tuổi đôi mươi ở giảng đường đại họᴄ, νà Hồ Cᴏn Rùa ᴄũng thường là nơi hẹn gặp nhau để ᴄùng tản bộ trên ᴄᴏn đường mát mẻ này.

Nhìn lại những tấm ảnh Sài Gòn ngày xưa, thường thấy ᴄó tấm hình những nhóm bạn gái ngồi từng ᴄụm quanh ᴄáᴄ bệ xi măng tròn ốp gạᴄh mᴏsaiᴄ.

Đường Lê Lai năm 1972. Đây là con đường nằm bên hông Ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23/9), lịch sử của con đường này cũng gắn liền với quá trình mở rộng nhà ga. Ban đầu ga xe lửa nằm ở đầu đường Canton (sau đó mang tên Somme, rồi tên Hàm Nghi). Dần dần ga được dời vô trong, cho đến khoảng năm 1916-1917 thì dời vô vị trí của công viên 23/9 ngày nay. Thực tế, toàn bộ khuôn viên của công viên này trước đây là ga Sài Gòn, đến năm 1978 thì ga giải tỏa để dời về Hòa Hưng.

Đường Lê Lai được mở vào năm 1917, ban đầu mang tên rue Laterale Nord de la Gare (dịch ra tiếng Việt là con đường nằm ở phía Bắc của nhà ga), đến năm 1920 đổi tên thành Colonel Boudonnet. Ngày 22/3/1955, chính quyền VNCH đổi tên thành Lê Lai, và vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay. Cách đặt tên đường này rất ý nghĩa, vì đường Lê Lai nằm cắt ngang đại lộ Lê Lợi, gợi nhớ về gương trung nghĩa Lê Lai cứu chúa năm xưa.

Đông Kha – chuyenxua.net